Một số chế tài xử lý trong hoạt động khai thác thủy sản trái phép
- Thứ sáu - 05/05/2023 14:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trích một số điều Nghị định số: 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy phép chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn.
4. Hình thức phạt bổ sung
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tài trái phép....
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm.
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 6 đến 12 tháng.
d) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 6 đến 12 tháng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí khác.
Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định.
b) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng. (Đối với tàu từ 24 mét trở lên xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 20 của Nghị định này)
c) Không thực hiện các quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Hình thức phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cả từ 3 đến 6 tháng.
(Nội dung được lấy từ Tờ rơi tuyên truyền của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Tỉnh Nghệ An)
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy phép chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn.
4. Hình thức phạt bổ sung
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tài trái phép....
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm.
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 6 đến 12 tháng.
d) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 6 đến 12 tháng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí khác.
Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định.
b) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng. (Đối với tàu từ 24 mét trở lên xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 20 của Nghị định này)
c) Không thực hiện các quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Hình thức phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cả từ 3 đến 6 tháng.
(Nội dung được lấy từ Tờ rơi tuyên truyền của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Tỉnh Nghệ An)