Triển khai góp ý dự thảo Báo cáo đề xuất dự án đầu tư Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập

Thứ năm - 07/09/2023 17:07
Điện khí LNG có lượng phát thải carbon ít hơn 45% so với điện than, ít hơn 30% so với đốt dầu, đồng thời giảm tới 90% lượng NOx, tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Hình ảnh một nhà máy điện khí LNG (nguồn ảnh: pgs.com.vn)
Hình ảnh một nhà máy điện khí LNG (nguồn ảnh: pgs.com.vn)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII), Thủ tướng Chính phủ thống nhất không triển khai nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II tại Khu Công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản, tự tiêu, điện mặt trời mái nhà.
Để triển khai các nguồn năng lượng sạch, ngày 28/8/2023, UBND thị xã Hoàng Mai ban hành công văn số 2348/UBND-TCKH về việc triển khai góp ý dự thảo Báo cáo đề xuất dự án đầu tư Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập.
LNG là từ viết tắt các chữ cái đầu trong cụm từ tiếng Anh - Liquefied Natural Gas, là khí thiên nhiên có thành phần chính là Metan (chiếm khoảng 95%). LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng bằng nhiệt độ làm lạnh sâu (khoảng -1620C) giúp thuận lợi hơn trong việc tích trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Hiện nay, LNG được xem là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.  
Một số thông tin cơ bản Trong dự thảo Báo cáo đề xuất dự án đầu tư Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập.
1. Vị trí nhà máy:
− Phía Bắc giáp với núi Bang (cao độ đỉnh núi thay đổi từ +75m đến +151m), núi Răng Cưa (cao độ đỉnh +109m). Tiếp đến là núi Bằng Me có cao độ đỉnh núi +253m;
− Phía Nam giáp với cụm dân cư và khu vực nuôi cá;
− Phía Đông giáp với biển Đông;
− Phía Tây và Tây Nam được bao bọc bởi dãy núi Đồng Mí có cao độ đỉnh núi thay đổi từ +164m đến +365m;
− Phía Đông Nam là mũi Đông Hồi
2. Công suất lắp đặt: khoảng 1.500MW (+/-10%)
3. Tiến độ thực hiện hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư:
− Chấp thuận chủ trương đầu tư: dự kiến Quý 4 năm 2023.
− Quyết định đầu tư xây dựng: Quý 4 năm 2024.
− Lựa chọn nhà thầu EPC, ký hợp đồng EPC: Quý 2 năm 2025.
− Khởi công xây dựng: Quý 2 năm 2025.
4. Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành: Tiến độ vận hành thương mại (COD) dự kiến của Dự án như sau:
− Tổ máy 1: Tháng 10/2028.
− Tổ máy 2: Tháng 12/2028.
5. Nhu cầu sử dụng đất:
Tổng diện tích sử dụng đất: 57,29 ha; Tổng diện tích sử dụng mặt nước: 418,85 ha; Tổng diện tích sử dụng đất và mặt nước:476,15 ha.
Lợi ích của phát triển điện khí LNG:
- Điện khí LNG có lượng phát thải carbon ít hơn 45% so với điện than, ít hơn 30% so với đốt dầu, đồng thời giảm tới 90% lượng NOx, tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
- Cung cấp nguồn điện linh hoạt, không bị gián đoạn và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như điện gió hay mặt trời.
- LNG có giá trị năng lượng cao hơn, có thể tạo ra nhiều điện trên mỗi tấn nhiên liệu khí so với than đen. 
- Khí đốt thiên nhiên dồi dào và phổ biến rộng rãi, được sản xuất và mua bán tại nhiều quốc gia vì thế rất dễ dàng tiếp cận nguồn cung.
- Đảm bảo nguồn cung nhiên liệu ổn định, lâu dài cho phát triển điện thay cho các nhiên liệu hoá thạch khác đang bước vào giai đoạn suy giảm. 

Tác giả bài viết: Vương Đại Tương

Nguồn tin: QUYNHLAP.GOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây