Nấm linh chi: Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật

Chủ nhật - 15/01/2023 08:46
Nấm Linh Chi là một loại dược liệu quý thường được mọi người sử dụng để bồi bổ sức khỏe. Nấm Linh Chi có công dụng tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, giảm căng thẳng, lo âu. 
Nấm linh chi: Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật

 

Giới thiệu về Nấm Linh Chi

- Tên gọi khác: Nấm Lim, Nấm Trường Thọ

- Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst, thuộc họ Nấm Lim - Ganodermataceae

Nguồn gốc Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi là một loại dược liệu có hơn 4000 năm lịch sử, được ưa chuộng sử dụng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Trung Quốc, Nấm Linh Chi có tên gọi là “Ling Zin” – bất tử, trường sinh. Tại Nhật Bản, loại dược liệu này có tên là Reishi.

Tên khoa học của Nấm Linh Chi là được ghép từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latin. Ganoderma trong tiếng Hy Lạp được ghép từ 2 âm tiết “Gano” (sáng chói) và “derma: (làn da). Lucidum trong tiếng Latinh có nghĩa là rực rỡ.

Phân loại Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc theo màu sắc của cây nấm. Theo sách dược liệu cổ xưa để lại, Nấm Linh Chi được chia thành 6 loại khác nhau:

- Linh chi đen (Hắc chi)

- Linh chi vàng (Hoàng chi)

- Linh chi đỏ (Xích chi)

- Linh chi tím đỏ (Tử chi)

- Linh chi trắng (Bạch chi)

- Linh chi xanh (Thanh chi)

Đặc điểm thực vật Nấm Linh Chi

- Nấm Linh Chi có kích thước lớn, màu sẫm, bề mặt bóng. Hình dáng cây nấm có nắp mũ hình quả thận phía trên, trên bề mặt có nhiều đốm đỏ.

- Nấm Linh Chi tươi có độ mềm, không có màng dưới bề mặt. Màu sắc có lỗ chân lông có thể thay đổi tùy thuộc theo độ tuổi của nấm.

- Thể quả hình thận, hình quạt hoặc hình tròn, đường kính lên đến 5-18 cm, dày từ 1 cho đến 2 cm.

- Phần trong nấm xốp, có màu từ trắng cho đến nâu nhạt.

- Cuống nấm có hình trụ, đính lệch về một phía, có phân nhánh, đường kính từ 1 cho đến 3,5 cm, có chiều dài từ 6 cho đến 10 cm.

- Nấm Linh Chi có vị đắng và mùi thơm nhẹ.
 

C:\Users\RD086\Desktop\Tinh-chat-nam-linh-chi-mon-qua-tu-thien-nhien.jpg

Hình dạng của Nấm Linh Chi

Thời gian thu hái và chế biến

Nấm Linh Chi có thể thu hái quanh năm. Chế biến bằng cách phơi khô ở nhiệt độ từ 40 đến 50 độ C ở trong bóng râm.

Phân bố của Nấm Linh Chi

Theo nghiên cứu cho thấy Nấm Linh Chi có nguồn gốc từ châu Âu và một số vùng xuất phát từ Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở các vùng có khí hậu cận nhiệt đới hay các vùng ôn đới. Ví dụ như các nước Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Á. 

Nấm Linh Chi có thể mọc tự nhiên hoặc trong khu nuôi dưỡng. Nấm linh chi rừng cũng khá phổ biến hiện nay.

Một số tỉnh ở Trung Quốc trồng nhiều Nấm Linh Chi: Quảng Đông, An Huy, Quý Châu, Phúc Kiến, Chiết Giang,…

Một số tỉnh ở Việt Nam có nhiều Nấm Linh Chi: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn,...

Nấm Linh Chi - dược liệu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể

Nấm Linh Chi đem lại nhiều công dụng cho người sử dụng nhờ thành phần hóa học đa dạng bao gồm: Chất béo, protein, vitamin (vitamin K, vitamin D, vitamin B,…), khoáng chất, acid amin (Leucin, Lysin). Tuy nhiên, phần lớn Nấm Linh Chi chứa nước, khoảng 90%. 

Lợi ích sức khỏe khi sử dụng Nấm Linh Chi

Cải thiện và nâng cao hệ thông miễn dịch

Các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy Nấm Linh Chi có tác động nhất định lên các tế bào bạch cầu, giúp các tế bào này tăng độ nhận diện và chống lại các yếu tố xấu từ ngoài môi trường gây bệnh cho cơ thể. Ngoài ra, Nấm Linh Chi còn có thể chống nhiễm trùng và giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ điều trị cho người bị ung thư đại trực tràng nhờ tăng số lượng tế bào lympho.

Sử dụng Nấm Linh Chi giúp cơ thể được cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với các tác nhân xấu từ môi trường xung quanh.
 

C:\Users\RD086\Desktop\nam-linh-chi-la-gi-7-tac-dung-cua-nam-linh-chi-ban-nen-biet1_800x450.jpg


Nấm Linh Chi đem lại nhiều tác dụng khi sử dụng

Ngăn ngừa ung thư

Nấm Linh Chi có vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng ung thư đại trực tràng, giúp giảm số lượng và kích thước của khối u ác tính trong cơ thể người bệnh. Một thống kê cũng cho thấy trên 59% bệnh nhân bị ung thư vú có khả năng phục hồi cao và không tử vong một phần là nhờ vào việc sử dụng Nấm Linh Chi.

Cải thiện tình trạng mệt mỏi lo âu kéo dài

Nấm Linh Chi có tác dụng tích cực đối với hệ thần kinh. Một số công dụng cụ thể như giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, nâng cao sức khỏe, nâng cao chức năng hệ tim mạch, cân bằng nồng độ glucose trong máu, làm chậm quá trình oxy hóa.

Một số công dụng khác của Nấm Linh Chi theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, dược liệu Nấm Linh Chi có vị nhạt, tính ấm. Đem lại một số công dụng cho người dùng như:

- Tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể

- Tăng cường quá trình hấp thu oxy từ máu của các tế bào.

- Tăng cường yếu tố bảo vệ gan, chống dị ứng, chống viêm

- Nâng cao hệ miễn dịch cơ thể

- Ngoài ra, tác dụng của Nấm linh chi là giảm suy nhược thần kinh, mất ngủ, thấp khớp, huyết áp cao, chán ăn, đau dạ dày.

Nấm Linh Chi nên được sử dụng như thế nào?

- Thái lát Nấm Linh Chi (khoảng 15 đến 30 gam), đun cùng 2L nước trong khoảng 10 phút. Khi nấm đã mềm hơn, tiếp tục thái nhỏ, đun lửa nhỏ cho đến khi lượng nước còn khoảng 1L. Sử dụng trực tiếp hoặc có thể thêm đường/ mật ong vào cho vị dễ uống hơn.

- Thái lát Nấm Linh Chi, hãm cùng nước sôi trong 1 giờ, sử dụng uống thay nước đun sôi để nguội hàng ngày.

- Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, hãm cùng nước sôi 5-10 phút, sử dụng tương tự nước trà.

- Sử dụng Nấm Linh Chi trong thức ăn bổ dưỡng hàng ngày, có thể dùng nấu canh, nấu súp hoặc cháo.

- Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, kết hợp cùng mật ong, dùng để dưỡng da.

- Nấm Linh Chi ngâm rượu cũng được sử dụng phổ biến trong các gia đình.


Những ai không nên dùng Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi tuy là một loại dược liệu bổ dưỡng, tuy nhiên một số người không nên sử dụng, bao gồm:

- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

- Người bị rối loạn yếu tố đông máu

- Người bị huyết áp thấp

- Đối tượng sắp trải qua phẫu thuật.

Một số câu hỏi khác

Uống Nấm Linh Chi vào lúc nào tốt nhất?

Nên sử dụng Nấm Linh Chi vào trước bữa sáng khi bụng còn đói để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi sử dụng loại nấm này nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tăng cường chức năng thải độc cơ thể.

C:\Users\RD086\Desktop\20210408_232535_155485_an-nam-linh-chi.max-1800x1800.jpg


Uống Nấm Linh buổi sáng giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe

Uống Nấm Linh Chi nhiều có tốt không?

Sử dụng Nấm Linh Chi trong thời gian dài giúp tăng cường sức khỏe. Nước uống từ Nấm Linh Chi có thể sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc thông thường. Như vậy, cơ thể vừa được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết, vừa được cung cấp các chất dinh dưỡng.

Nên uống Nấm Linh Chi trong bao lâu?

Nấm Linh Chi nên được sử dụng lâu dài để các dưỡng chất phát huy được công dụng của mình. Sử dụng Nấm Linh Chi trên 3 tháng giúp người dùng nhận thấy những cải thiện sức khỏe rõ ràng. 

Tác dụng của Nấm Linh Chi với phụ nữ là gì?

Nấm Linh Chi giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp nữ giới duy trì được thanh xuân, mang đến một làn da mịn màng và sáng hồng. Sử dụng bột Nấm Linh Chi làm mặt nạ giúp làn da được cung cấp nhiều dưỡng chất, cải thiện độ đàn hồi, làm mờ nếp nhăn.

Nấm Linh Chi có ngâm rượu được không?

Linh Chi ngâm rượu đem lại nhiều tác dụng cho người sử dụng, giúp bảo vệ gan, tăng cường yếu tố giải độc gan.

Bị COVID uống Nấm Linh Chi được không?

Người nhiễm virus Corona khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Sử dụng Nấm Linh Chi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường các yếu tố chống lại tác nhân gây bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần trong Nấm Linh Chi giúp ức chế quá trình hoạt động của enzyme từ corona, giúp ức chế sự phát triển của virus. 

Người bệnh bị COVID có thể sử dụng Nấm Linh Chi bình thường để nâng cao sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

1.     Dược sĩ Nguyễn Hậu, Nấm Linh Chi có tác dụng gì, uống trong bao lâu, Nhà thuốc Ngọc Anh, ngày truy cập 02/08/2023

3.     Dược sĩ Lưu Anh, Linh Chi - Dược Điển Việt Nam, ngày truy cập 02/08/2023

4.     Sissi Wachtel-Galor, John Yuen, John A. Buswell, and Iris F. F. Benzie., Ganoderma lucidum (Lingzhi or Reishi), ngày truy cập 02/08/202

Tác giả: Dược sĩ Kiều Yến tổt nghiệp Đại học Dược Hà Nội hiện đang làm việc tại nhà thuốc Ngọc Anh.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây