TRƯỜNG THCS QUỲNH LẬP_TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Thứ hai - 24/04/2023 14:34
  Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Toàn cảnh buổi tuyên truyền
Toàn cảnh buổi tuyên truyền

          Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

1E
Liên đội nhà trường triển khai nội dung tuyên truyền


          Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Ngày 24/4/2023, Trường THCS Quỳnh Lập tổ chức buổi tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường dưới cờ.
          1. Hậu quả của bạo lực học đường
          a) Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
          Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, nhất là về mặt tinh thần.
          Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn cho gia đình và xã hội;
          Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, suy sụp… Sự sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
          Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
          Đặc biệt, những học sinh có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những học sinh khác. Học sinh liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

 

1D
Thầy Giáo Tổng phụ trách đội triển khai các nội dung 


          b) Ảnh hưởng đến gia đình
          Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
          c) Ảnh hưởng đến xã hội
        Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo.
          Con cái cãi lại bố mẹ. Bạn bè trêu đùa quá chớn dẫn đến đánh đấm xảy ra. Đặc biệt là giao lưu, xích mích qua mạng xã hội. Chính những hành động ấy thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Làm mất trật tự xã hội.

          2. Cách phòng tránh bạo lực học đường
          - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
          - Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường lớp.
         - Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực (Không mang bất cứ thứ gì, dụng cụ gì đến trường ngoài sách vở và đồ dùng học tập).
          - Nếu thấy hiện tượng bạo lực, hiện tượng bất thường phải báo ngay cho thầy cô giáo để kịp thời can thiệp và xử lí.

 

1B
Toàn cảnh buổi tuyên truyền


          3. Quy tắc ứng xử văn hóa trường học
          a) Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường
          - Đảm bảo kính trọng, lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép.
          - Biết gật đầu khi chào, hỏi.
         - Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô phép với thầy, cô và người lớn tuổi;
          - Đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, biết xin lỗi khi làm sai đúng lúc.
         - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật nhưng biết giữ khoảng cách thầy và trò.
          b) Đối với bạn bè
          - Không gọi nhau bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà, cha, mẹ…;
          - Không gọi nhau bằng những từ chỉ quan hệ vợ chồng như con vợ, thằng chồng, ông xã, bà xã…;
         - Không gọi tên gắn với tên cha me, ông, bà hay những khiếm khuyết về ngoại hình hoặc đặc điểm về tính nết của người khác.
          - Không gọi nhau bằng những từ ngữ phim ảnh, giang hồ (đại ca, sư tỉ,…)
Phải xưng hô với bạn bè trong trường là: bạn hay xưng tên mình …
          - Đảm bảo chân thành tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc người có hoàn cảnh khó khăn.
          - Chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, huơ chân, múa tay, nói tục, chửi bậy, chửi thề, khạc nhổ …;
          - Biết lắng nghe tích cực và phản đối mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận;
          - Khiêm tốn khi đánh giá về mình, thật thà, trung thực khi đối xử với bạn

 

1D
Hình ảnh tuyên truyền cho 21 lớp năm học 2022-2023


          c) Đối với môi trường sống và học tập
          - Biết bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh dịch, rèn luyện kỹ năng sống.
          - Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữu gìn trường, lớp học xanh- sạch-đẹp, công trình văn hóa, di tích lịch sử,…
          - Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường./.

 

Tác giả bài viết: Lê Trần Thành Công

Nguồn tin: QUYNHLAP.GOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây