Lễ hội Đền Hạ - Nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Quỳnh Lập

Thứ năm - 13/04/2023 09:58
Lễ hội Đền Hạ là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân vùng biển được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử.
Hội đua thuyền truyền thống, mang đậm màu sắc của người dân vùng biển trong Lễ hội Đền Hạ
Hội đua thuyền truyền thống, mang đậm màu sắc của người dân vùng biển trong Lễ hội Đền Hạ
     Người Quỳnh Lập từ nhiều đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội Đền Hạ là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của người dân, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” đó là Uy minh vương Lý Nhật Quang, người đã có công rất lớn trong việc khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; đặt nền móng xây dựng làng Hữu Lập xưa và nay là xã Quỳnh Lập.
z4255057646620 c288ef1cffbe74b15062451db7a2f5b6
Đoàn thuyền tham gia Lễ cầu ngư trong Lễ hội Đền Hạ
     Lý Nhật Quang (998 - 1057) là một hoàng tử và tướng lĩnh nhà Lý, là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), mẹ là Trịnh Minh hoàng hậu Lê Thị. Lý Nhật Quang nổi tiếng thông minh, 8 tuổi biết làm thơ, 10 tuổi tìm hiểu kinh sử. Khi được vua cha cử vào vùng Nghệ An thu thuế, khai hoang, mở đất. Ông là người hướng dẫn cách làm ăn cho nhân dân, chiêu mộ nhân dân khai hoang, lấn biển, khai thông đường thủy (nạo vét luồng lạch) mở mang nghề biển, chống giặc giữ làng. Ông vận động nhân dân phải tương trợ lẫn nhau, ai có sức nhưng không có thuyền, có lưới thì có thể cùng nhau đi bạn để đánh bắt hải sản cải thiện cuộc sống. Những người quen sống bằng nghề mộc, đóng thuyền... thì ông cho vay vốn để sắm phương tiện; hướng dẫn cho dân đào giếng lây nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, mở mang đường giao thông...Để ghi nhớ công đức của Ông, nhân dân đã đóng góp tiền của, công sức xây dựng Đền để thờ tự và hàng năm đều tổ chức lễ hội, gọi là Lễ hội Đền Hạ.
z4251816915592 02a15d7faae140bdfc3581c39e07fcb8
Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Hạ
     Lễ hội Đền Hạ là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân dân; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của người dân Quỳnh Lập theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...
z4260450132579 b20546e7c619176620edced80ffb4981
Chương trình Lễ hội Đền Hạ năm 2023
     Lễ hội Đền Hạ được tổ chức hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng ba âm lịch. Lễ hội đặc sắc bởi những phần lễ và phần hội mang đậm giá trị văn hóa, nhân văn của con người và quê hương Quỳnh Lập. Ngoài những nghi lễ truyền thống, lễ hội đền Hạ còn có những trò chơi như: đua thuyền, các trò chơi dân gian, đặc biệt nửa là Lễ cầu ngư.
z4251807705638 6cd494fd6cae57cc2c4e46d9a1464c62
Trò Thiên Vương - nét đặc sắc của Văn hóa Quỳnh Lập
z4255062304248 1c1f78147def87f8ae0ec11b9896a01d
Hội đua thuyền truyền thống trong Lễ hội
     Năm 2023, sau 03 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Lễ hội Đền Hạ chỉ tổ chức phần Lễ gọn nhẹ đảm bảo trong công tác phòng, chống dịch. Năm 2023, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, UBND xã Quỳnh Lập sẽ tổ chức Lễ hội Đền Hạ trang nghiêm, tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm. Lễ hội Đền Hạ năm 2023 sẽ diễn ra trong 02 ngày mùng 03, 04 tháng 5 năm 2023 (tức là ngày 14, 15 tháng ba, âm lịch) với nhiều nội dung đặc sắc như: Lễ cầu ngư, hội đua thuyền, các trò chơi dân gian: kéo co, lắc thúng…và các nghi lễ truyền thống./.


 

Tác giả bài viết: Balong

Nguồn tin: QUYNHLAP.GOV.VN

 Từ khóa: tin tức, Quỳnh Lập

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây